Có 22 kết quả được tìm thấy
Sáng 11/12, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về giáo dục quyền con người. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đồng chủ trì hội nghị.
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra những thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản đối với nhiều địa phương ở phía Bắc nước ta. Song qua đó đã giúp người dân trong nước và cộng đồng quốc tế nhìn nhận rõ hơn hai vấn đề, đó là: Chính sách nhất quán, những hành động cụ thể của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo đảm các quyền cơ bản của người dân; bộ mặt thật của các thế lực thù địch, phản động chuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền để chống phá Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, trong khuôn khổ Khóa họp 56 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại LHQ Cung Đức Hân đã phát biểu tại Phiên đối thoại với Cao ủy Nhân quyền LHQ về công nghệ mới nổi và với Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về đói nghèo cùng cực và quyền con người.
Ngày 7/12, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người.
Quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được ghi nhận, bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và quốc tế. Thực chất, không có quốc gia nào trên thế giới chấp nhận "nhân quyền cao hơn chủ quyền" và trong từng quốc gia luôn có giai cấp đóng vai trò trung tâm. Thế nên, những ai cổ xúy cho quan điểm "nhân quyền cao hơn chủ quyền", "quyền con người là phi giai cấp" là hoàn toàn sai trái, cần phải bác bỏ.
Hoạt động mua bán người hiện đang trở thành vấn nạn nhức nhối trên phạm vi toàn cầu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người; sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh của các quốc gia, dân tộc và là nguyên nhân trực tiếp của nhiều loại tội phạm khác. Vì vậy, từ năm 2013, Liên hợp quốc đã đưa ra chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu và chọn ngày 30/7 hàng năm là Ngày thế giới phòng, chống mua bán người.
Quyền của người lao động, trong đó có các quyền như thành lập tổ chức tại doanh nghiệp, thương lượng tập thể và không bị cưỡng bức lao động, là một bộ phận của hệ thống quyền con người mà Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và thực hiện thông qua các chủ trương, chính sách lớn. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà các thế lực thiếu thiện chí, thù địch hay lợi dụng để bịa đặt, bôi xấu Việt Nam.
Trong tuần qua, hơn 60 quốc gia bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc kêu gọi phải có quy định về AI để đảm bảo công nghệ này "không phương hại an ninh, ổn định và mức độ đáng tin cậy quốc tế."
Tháng 12 này có một ngày đặc biệt: Ngày Nhân quyền Quốc tế (10-12) - là dịp để Liên hợp quốc (LHQ) và các quốc gia thành viên tôn vinh những giá trị cao cả cùng những thành tựu đạt được trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Với Việt Nam, những thành tựu ấy được minh chứng qua việc không ngừng chăm lo đời sống, bảo vệ các quyền hợp pháp của người dân, đồng thời tích cực đóng góp cho nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới.
Chiều 19/10, Ban Điều hành Đề án 1309- Giáo dục quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào Chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Những năm qua, hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) đã quan tâm hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế, người khuyết tật. Qua đó thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước về công tác an sinh xã hội, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Trợ giúp pháp lý là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng yếu thế trong xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Từ ngày 13-15/6, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Điều hành Đề án giáo dục Quyền con người tổ chức lớp tập huấn kiến thức về quyền con người cho Tổng Biên tập, phóng viên, biên tập viên của hơn 40 cơ quan báo chí.
Người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi cho biết 1% dân số thế giới đã không thể trở về nơi ở của họ do chiến tranh, tình trạng ngược đãi, vi phạm quyền con người và những hành động bạo lực khác.
Đăng ký và quản lý hộ tịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần tạo cơ sở pháp lý để người dân được công nhận các quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân và để Nhà nước bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ, có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết, bởi nó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Ngày 7-12, tại Quảng Ninh, Ban Chỉ đạo về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tập huấn "Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về quyền con người ở Việt Nam".
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Hỗ trợ Bộ Y tế nâng cao tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và kế hoạch hóa gia đình và tăng cường đáp ứng y tế cho các vấn đề mới nổi thông qua việc xây dựng và giám sát thực hiện các luật và chính sách dựa trên bằng chứng và quyền con người" do Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ.
Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật nhà ở (sửa đổi). Đa số ý kiến đều thống nhất cao với sự cần thiết phải sửa đổi Luật nhà ở nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành bảo đảm quyền con người, quyền công dân về nhà ở; đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp và Nhà nước phát triển nhà ở theo hướng lành mạnh, bền vững.
Ngày 8/5, tại trụ sở LHQ ở Geneve, Thụy Sỹ, Nhóm làm việc của Hội đồng nhân quyền theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR) về tình hình bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia thành viên đã xem xét báo cáo của Việt Nam.